XÂY DỰNG QUY TRÌNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NÓ.

1. Tầm quan trọng của quy trình kế toán trong doanh nghiệp

Danh sách các quy trình kế toán bao gồm các quy trình thanh toán nội bộ , quản lý các khoản nợ vay đến quy trình tạo mã trên phần mềm kế toán , … với các bước nghiệp vụ do nhân viên kế toán thực hiện . Chủ doanh nghiệp cần đảm bảo nhân viên thực hiện đúng quy trình , đồng thời gia tăng hiệu quả phối hợp công việc giữa Bộ phận Kế toán và các bộ phận chức năng khác trong công ty . Điều này rất quan trọng để đảm bảo được tối đa chất lượng và tiến độ đối với khách hàng . Bên cạnh đó , xây dựng một quy trình kế toán chuẩn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đào tạo nhân sự mới , giảm thiểu chi phí lương bàn giao công việc khi nhân sự nghỉ việc . Công nợ , hàng hóa , nguyên vật liệu , tài sản , CCDC được quản lý chặt chẽ , tránh được thất thoát , gian lận một cách tối đa , đảm bảo uy tín với nhà cung cấp , khách hàng , đối tác . Giá thành sản phẩm được tính chính xác để từ đó có các giải pháp giảm giá thành nâng cao năng lực của DN . Quy trình kế toán phải có tính thực tế và được điều chỉnh trong quá trình làm việc lâu dài . Nhà quản lý cần đảm bảo bộ phận kế toán đều phải nắm rõ về quy trình này để thực hiện và áp dụng vào thực tế , từ đó xử lý nhanh các phát sinh liên quan đến quá trình làm việc . Kế toán cần được hướng dẫn chi tiết tất cả các công việc cần phải làm theo đúng một quy trình thống nhất , xuyên suốt để không bị sai phạm , bỏ sót công việc . Có thể tự động hóa công việc của kế toán một cách tối đa để giảm thiểu tối đa khâu nhập liệu, rút ngắn thời gian quản lý, hướng dẫn của ban lãnh đạo. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần định hướng quy trình làm kế toán chuẩn tại đơn vị của mình giúp cho nhà quản lý có thể nắm được tổng quan tình hình kinh doanh của công ty. Kế toán biết được mức độ hoàn thành công việc.Đặc biêt với những kế toán viên mới vào nghề, những người đang học việc mới tìm hiểu về kế toán thì nắm đươc các quy trình kế toán trong doanh nghiệp cực kỳ quan trọng.

2.  Vì sao cần quy trình kế toán trong doanh nghiệp

Quy trình kế toán là tổng hợp các bước và công việc của kế toán liền kề theo trật tự nhát định, có mối liên hệ giữa các phòng ban, tổ chức được quy đổi theo mức độ quan trọng, quyền hạn và trách nhiệm nhất định.

Trong một doanh nghiệp từ khi phát sinh  nghiệp vụ kinh tế quan hệ mua bán, trao đối, biếu  tặng… là phải đi cùng nghiệp vụ kế toán.

Bạn không được tìm hiểu, thực hành kỹ lưỡng nếu như chỉ được học kiến thức từ sách vở. Hầu hết kế toán trưởng, và nhưng kế toán viên đều phải qua thực tế làm việc lâu dài, thực tiễn mới tích lũy được kinh nghiệm làm việc thực tế, xử lý được nhanh các phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc.

Một kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm cần nắm được tổng quát các quy trình kế toán tại doanh nghiệp cơ bản như sau.

3. Các quy trình kế toán tại doanh nghiệp

Trong tất cả công ty, đơn vị thì các bước làm kế toán tại doanh nghiệp đều được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh

Các công việc, quan hệ mua bán kinh tế,công việc  phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty sẽ được kế toán tổng hợp lại từ các phòng ban khác nhau trước khi tiến hành lập chứng từ gốc:

VD: Chi tiền ứng mua trước công cụ dụng cụ trong tháng 5, tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền lương nhân viên trong tháng ….

Bước 2: Lập chứng từ gốc trên căn cứ đã tổng hợp được

Chứng từ gốc được coi là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Được kế toán viên lập ra khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

Bước 3: Xử lý kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc được lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán để kế toán tổng hợp kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ trước khi trình lên kế toán trưởng, để phát hiện những sai phạm đầu tiên hạn chế sai xót theo dây truyền sau này.

Bước 4: Tiến hành ghi sổ sách kế toán

Sau khi chứng  từ gốc được lập ra đã hoàn chỉnh, dưa vào căn cứ chứng từ gốc, kế toán sẽ bắt đầu nhập liệu chứng từ  làm sổ sách kế toán, gồm có:  sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết.

Bước 5: Sắp xếp chứng từ kế toán

Sauk hi chứng từ kế toán lập ra sẽ tiến được sắp xếp theo thứ tự trừ trước đến sau: chứng từ do kế toán lập tới chứng từ do các phòng ban khác lập.

Bước 6: Cuối kỳ (Thực hiện bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển)

Bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển đồng thời khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối tháng là nghiệp vụ kế toán phải làm để tổng hợp dữ liệu trong một tháng, bên cánh với các bút toán tổng kết hàng ngày . Mục đích, xác định số dư của tài sản và nguồn vốn và lãi lỗ trong kỳ.

Bước 7: Khóa sổ, xác định số dư

Sau khi hoàn thiện bút toán cuối kỳ, chứng từ được kiểm tra, tổng hợp lại cụ thể  thông tin trên sổ cái sẽ được khóa, không thể sửa đổi . Đây được coi là căn chứ chính xác để lập cáo tài chính cuối cùng.

Bước 8: Lập bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh được lập dựa trên sổ cái và sổ chi tiết được lập tại bước 7. Bảng cân đối số phát sinh được lập để kế toán đánh giá được tổng quan về toàn bộ sổ cái phát sinh gồm những loại sổ cái nào và đã đúng chưa.

Nếu đa hoàn thiện và không cần sửa đổi kế toán sẽ thực hiện bút toán mở số cái, số chi tiết, kết hợp với bảng cân đối số phát sinh tiến hành thực hiện báo cáo tài chính.

Bước 9: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế

Đối với các quy trình kế toán trong doanh nghiệp thì bút toán lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế là quan trong nhất vì nó phức tạp cần nhiều nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống cân đối… không phải kế toán nào cũng thực hiện được tốt.  Kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính. Cần phải lập theo 4 biểu mẫu chính là: “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo  cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”.

Sau khi hoàn thiện báo cáo tài chính, kế toán sẽ phải lâp thêm “Báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp” và “quyết toán thuế thu nhập cá nhân”  nộp vào cơ quan thuế chủ quản tại địa phận mà đơn vị đăng ký kinh doanh.

Thời hạn nộp 2 bút toán báo cáo tài chính và quyết toán thuế là 90 ngày kể từ  khi kết thúc năm tài chính.  Những trường hợp nộp muộn hơn sẽ bị phạt hành chính về hành vi chậm nộp (Lãi  suất 0.05%/ ngày).

Bạn nắm được toàn bộ quy trình kế toán trong doanh nghiệp, tự tin thực hiện được các bút toán trong đủ 9 bước trên có thể trở thành kế toán giỏi xứng đáng được chế độ đãi ngộ tốt với mức thu nhập hấp dẫn trong các doanh nghiệp.

4. Hoàn thiện các quy trình kế toán tại doanh nghiệp như thế nào

Tuy nhiên, đặc thù kế toán là xử lý các tình huống, kế toán luôn cập nhật thông tin, văn bản luật thay đổi, quy định pháp luật theo hướng đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp, chấp hành đúng quy định nhà nước.

Nếu bạn chưa thành thạo các nghiệp vụ này , hay chưa biết cách hạch toán những bút toán nhất định trong 9 bước trên có thể tự học hoặc đăng ký những khóa học kế toán thực hành tại Taxa.

Với đội ngũ giảng viên 100% là kế toán trưởng tại doanh nghiệp và tập đoàn lớn ở Việt Nam bạn sẽ được hướng dẫn thực hành, tìm hiểu các học đầy đủ những kỹ thuật cơ bản đến chuyên sâu khi làm kế toán thực hành, cam kết đàu ra thành thạo nghiệp vụ.

Bạn chưa biết gì về kế  toán, hay cần học chuyên sâu thêm nghiệp vụ đều có thể tìm được cho mình những khóa học phù hợp:

  • Khóa học kế toán tổng hợp thực hành
  • Khóa học nguyên lý kế toán
  • Khóa học kế toán thuế chuyên sâu
  • Khóa học kế toán quản trị
  • Khóa học kế toán máy

Với cam kết đầu ra thành thạo nghiệp vụ bạn sẽ có được kinh nghiệm tương đương 6 tháng đến 1 năm làm việc thực tế. Hiều được toàn bộ các quy trình kế toán trong doanh nghiệp để tự tin xin việc, thay đổi môi trường làm việc tốt hơn.

5. Thời gian và địa chỉ học kế toán tổng hợp

Bạn mới học việc, chưa biết rõ các quy trình kế toán trong doanh nghiệp thì chưa thể làm được kế toán giỏi vì toàn bộ công việc của kế toán viên tại một công ty là vòng tròn khép kín từ khi phát sinh nghiệp vụ đến lúc hạch toán, bàn giao chứng từ và thực hiện đầy đủ công tác nộp thuế.  Biết được quy trình làm kế toán tại doanh nghiệp giúp kế toán tính được chính xác những sai phạm phát sinh ở bươc nào, quy trách nhiệm cho ai và cẩn sửa đổi làm sao cho phù hợp. Đây là yếu tố tiên quyết khi làm kế toán doanh nghiệp.

Bạn muốn hiểu rõ hơn các quy trình làm kế toán trong doanh nghiệp,  và muốn được giải đáp thắc mắc các vấn đề về kế toán cho doanh nghiệp hãy liên hệ cho chúng tôi Công ty TNHH đào tạo và dịch vụ Taxa qua hotline 098.274.1717 để biết thêm thông tin chi tiết.